Google Analytics 4

Google Analytics 4 (GA4) là gì? Cách tạo tài khoản và cài đặt chi tiết GA4 lên Website

Google Analytics 4 là một nền tảng phân tích dữ liệu mạnh mẽ và tiên tiến từ Google. Được phát triển dựa trên sự tiến bộ của Google Analytics trước đây. Phiên bản mới này mang đến cho người dùng nhiều tính năng và khả năng phân tích đáng kể. Nếu bạn là người quản trị website thì chắc chắn bạn sẽ cần một báo cáo có đầy đủ chi tiết về thông tin người dùng, thời gian hoạt động trên website, tỷ lệ click chuột, thời gian ở trong trang, tỷ lệ thoát trang,….  Và GA4 sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn.

GA4 cung cấp thông tin chi tiết về lượng truy cập, hành vi người dùng, dòng chảy khách hàng. Và nhiều thông số quan trọng khác để bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.

Google Analytics 4 là gì?

Google Analytics 4 (GA4) là phiên bản mới nhất của nền tảng phân tích dữ liệu Google. Được giới thiệu vào năm 2020, GA4 đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc cung cấp thông tin phân tích và theo dõi người dùng trên các nền tảng đa kênh. Khác với phiên bản trước đây (Universal Analytics). GA4 tập trung vào việc thu thập dữ liệu dựa trên sự tương tác của người dùng trong toàn bộ hệ sinh thái kỹ thuật số của một doanh nghiệp. Bao gồm cả ứng dụng di động, trang web và các kênh khác.

GA4 sử dụng mô hình sự kiện sự tương tác (event-driven) và đặt trọng tâm vào các sự kiện người dùng thay vì chỉ theo dõi trang và trạng thái. Điều này cho phép GA4 xây dựng một hồ sơ người dùng chi tiết hơn. Theo dõi hành vi và quy mô tương tác của người dùng trong suốt quá trình họ tương tác website của bạn trên các nền tảng khác nhau. GA4 cũng tích hợp trí tuệ nhân tạo và học máy để cung cấp thông tin phân tích đáng tin cậy và giúp người dùng hiểu rõ hơn về khách hàng của mình và đưa ra quyết định kinh doanh thông minh hơn.

Google Analytics 4 hoạt động như thế nào?

Google Analytics 4 (GA4) hoạt động bằng cách thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu từ các nguồn tương tác khác nhau trên các nền tảng kỹ thuật số. Từ đó có thể cung cấp thông tin giá trị về khách hàng và hành vi người dùng. Dưới đây là cách hoạt động cơ bản của Google Analytics 4:

1. Cài đặt mã theo dõi:

Đầu tiên, bạn cần cài đặt mã theo dõi GA4 trên trang web hoặc ứng dụng di động của mình. Mã theo dõi này sẽ thu thập thông tin về sự tương tác của người dùng và gửi dữ liệu về GA4.

2. Thu thập dữ liệu:

Khi người dùng truy cập trang web hoặc sử dụng ứng dụng di động của bạn. Mã theo dõi GA4 sẽ tự động gửi các sự kiện và thông tin tương tác tới GA4. Điều này bao gồm các sự kiện như xem trang, nhấp vào liên kết, tương tác với video, hoạt động trong ứng dụng, v.v.

3. Xử lý dữ liệu:

Dữ liệu thu thập được từ các sự kiện sẽ được GA4 xử lý và tổ chức theo các tham số như ngày, thời gian, nguồn khách truy cập, loại thiết bị, v.v…, GA4 cũng sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo để phân tích và hiểu rõ hơn về hành vi người dùng

4. Cung cấp thông tin phân tích:

GA4 cung cấp một giao diện người dùng để trực quan hóa và hiển thị thông tin phân tích dễ hiểu. Bạn có thể xem báo cáo về lượng truy cập, nguồn khách truy cập, hành vi người dùng, nhóm khách hàng, dòng chảy khách hàng, v.v…, các báo cáo và thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu suất của trang web hoặc ứng dụng di động và đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh.

Các chỉ số theo dõi phổ biến trong Google Analytics 4

GA4 cung cấp một loạt các chỉ số phổ biến để bạn theo dõi và phân tích hiệu quả hoạt động của trang web hoặc ứng dụng di động của mình. Dưới đây là một số chỉ số quan trọng và phổ biến trong GA4:

1. Số lượng truy cập (Sessions):

Đây là số lượt truy cập tổng cộng vào trang web hoặc ứng dụng di động của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Nó cho biết tổng số phiên (sessions) của người dùng khi truy cập vào tài sản kỹ thuật số của bạn.

2. Người dùng (Users):

Chỉ số này đếm số người dùng duy nhất đã truy cập vào trang web hoặc ứng dụng di động trong một khoảng thời gian cụ thể. Mỗi người dùng chỉ được tính một lần, dựa trên thông tin nhận dạng duy nhất như cookie hoặc ID người dùng.

3. Số lần xem trang (Pageviews):

Đây là số lần trang web hoặc màn hình trong ứng dụng di động của bạn đã được xem trong một khoảng thời gian cụ thể. Mỗi lần xem trang được tính là một pageview.

4. Sự tương tác của người dùng (User Engagement):

GA4 cung cấp các chỉ số liên quan đến sự tương tác của người dùng như số lượt nhấp vào liên kết, tương tác với video, sự tương tác với các phần tử trên trang web, v.v.

5. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate):

Chỉ số này đo lường tỷ lệ phần trăm người dùng rời khỏi trang web sau khi chỉ xem một trang duy nhất. Nếu tỷ lệ thoát cao, có thể chỉ ra rằng trang web không gây hứng thú hoặc không cung cấp đủ thông tin cho người dùng.

6. Thời gian trung bình trên trang (Average Time on Page):

Đây là thời gian trung bình mà người dùng đã dành để xem các trang trên trang web. Nó cho biết mức độ tương tác và quan tâm của người dùng với nội dung trang.

7. Nguồn khách truy cập (Traffic Source):

Chỉ số này cho biết từ đâu người dùng đến trang web hoặc ứng dụng di động của bạn. Nguồn khách truy cập phổ biến bao gồm tìm kiếm tự nhiên (Organic Traffic), quảng cáo trực tuyến (Google Ads), truy cập trực tiếp (Direct) và truyền thông xã hội (Organic Social).

Các chỉ số trên giúp bạn hiểu rõ hơn về lượng truy cập, hành vi và hiệu suất của trang web hoặc ứng dụng di động của bạn. Bằng cách theo dõi và phân tích các chỉ số này, bạn có thể tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và đưa ra các quyết định một cách chính xác hơn dựa trên dữ liệu thực tế.

Sự khác biệt giữa chỉ số GA4 và Universal Analytics (UA)

Chỉ số GA4 (Google Analytics 4) và Universal Analytics là hai phiên bản khác nhau của Google Analytics. Nhưng có một số sự khác biệt quan trọng về cấu trúc và tính năng. Dưới đây là một số sự khác biệt chính giữa hai phiên bản này:

GA4 vs UA
GA4 vs UA
1. Mô hình dữ liệu:

GA4 sử dụng mô hình dữ liệu sự kiện-trạng thái (event-stream model) để thu thập dữ liệu. Điều này cho phép bạn thu thập dữ liệu chi tiết về các sự kiện và hành vi của người dùng trên trang web hoặc ứng dụng di động. Trong khi đó, Universal Analytics sử dụng mô hình dữ liệu truyền thống dựa trên các trang (page-based model).

2. Theo dõi đa nền tảng:

GA4 được thiết kế để hỗ trợ theo dõi đa nền tảng, bao gồm cả trang web và ứng dụng di động. Nó cho phép bạn tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và xem tổng quan về hành vi người dùng trên các nền tảng khác nhau. Universal Analytics tập trung chủ yếu vào theo dõi trang web và không có tích hợp sẵn cho ứng dụng di động.

3. Phân tích người dùng:

GA4 cung cấp các tính năng phân tích người dùng nâng cao hơn so với Universal Analytics. Với GA4, bạn có thể theo dõi các đối tượng người dùng (user properties) và theo dõi sự tương tác của họ qua nhiều thiết bị và phiên, điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về người dùng và tạo ra các đặc trưng dựa trên hành vi của họ.

4. Xử lý dữ liệu:

GA4 sử dụng tính năng xử lý dữ liệu trong thời gian thực, cho phép hiển thị dữ liệu gần như ngay lập tức trong báo cáo. Universal Analytics có thời gian xử lý dữ liệu trễ hơn và dữ liệu báo cáo có thể mất một khoảng thời gian để xuất hiện sau khi được thu thập.

5. Báo cáo:

GA4 có các báo cáo mở rộng và cung cấp thông tin chi tiết hơn về nguồn dữ liệu, quảng cáo và sự tương tác của người dùng. Universal Analytics cung cấp các báo cáo truyền thống hơn về lưu lượng truy cập và hoạt động trên trang web.

Tạo tài khoản Google Analytics 4 (GA4)

Để có thể tạo tài khoản Googgle Analytics 4 (GA4) thì bạn cần phải có một địa chỉ email. Nếu chưa có bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn tạo gmail tại đây. Còn bạn đã có một địa chỉ email rồi thì bạn truy cập vào Google Analytics và đăng nhập email của bạn vào. Một giao diện như hình dưới xuất hiện. Click “Bắt đầu đo lường”

GA4 - do luong
GA4 – do luong
1. Tạo tài khoản
GA 4 - tao tai khoan
GA 4 – tao tai khoan
tao tai khoan
tao tai khoan

– Tên tài khoản: nhập tên tài khoản bất kỳ nào bạn dễ nhớ và quản lý. Ở đây mình VD là: Hang Vu

– Click chọn như hình và nhấn “Tiếp”

2. Tạo tài sản
GA 4 - tao tai san
GA 4 – tao tai san

– Tên thuộc tính: nhập tên thuộc tính bất kỳ. Ví dụ mình nhập tên trang web của mình: hangvublog.

– Múi giờ báo cáo: Website hay ứng dụng bạn đặt ở đâu thì chọn múi giờ ở đó. Ở đây, web mình đặt mở VN nên mình sẽ chọn múi giờ Vietnam (GMT + 07:00).

– Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam (VND đ)

Bạn nhấn “Tiếp theo”

3. Thông tin chi tiết về doanh nghiệp
google analytics 4 - mo ta dn
google analytics 4 – mo ta dn

– Danh mục ngành (Industry category): Nên chọn danh mục ngành phù hợp với nội dung trang web hay ứng dụng của bạn để Google hiểu hơn về website của bạn. Hoặc chọn “khác” nếu trong danh sách không có ngành của doanh nghiệp bạn.

– Quy mô doanh nghiệp (Business size): tùy vào quy mô doanh nghiệp của bạn nha.

Nhấn “Tiếp theo” để qua bước sau.

4. Mục tiêu kinh doanh
google anyalytics 4 - muc tieu
google anyalytics 4 – muc tieu

Bạn chọn những chủ để mà bạn quan tâm trong mô hình doanh nghiệp của bạn.

5. Thiết lập luồng dữ liệu

Bạn cần phải thiết lập luồng dữ liệu để bắt đầu thu thập dữ liệu. Sẽ có ba sự lựa chọn về luồng dữ liệu dành cho bạn đó là Web, Android app và iOS app. Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu thu thập dữ liệu của bạn. Trong bài viết này mình muốn thu thập dữ liệu từ trang blog hangvublog.com nên mình chọn nền tảng là “Web”.

google analytics 4 - nen tang
google analytics 4 – nen tang

Sau đó, bạn sẽ được đi đến trang Set up data stream. Tại đây, hãy điền các thông tin về website như đường link (Website URL) và đặt tên cho web (Stream name). Cuối cùng, bạn chỉ cần bấm chọn Tạo luồng (Create Stream) là đã hoàn thành việc đăng ký Google Analytics 4. Bước tiếp theo mình sẽ hướng dẫn thêm mã GA4 vào website để bắt đầu thu thập dữ liệu.

google analytics 4 - thiet lap luong
google analytics 4 – thiet lap luong
Cài đặt Google Analytics 4 lên website WordPress

Muốn Google Analytics thu thập dữ liệu thì website hoặc landing page của bạn cần được chèn mã code vào. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng plugin để chèn trực tiếp code vào website WordPress. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm cách tích hợp thẻ Google Analytics 4 vào công cụ Google Tag Manager (GTM) tại đây.

>> Xem thêm: Cách cài đặt và sử dụng Google Tag Manager (GTM)

Bạn có thể xem thêm: Hướng dẫn 2 cách chèn code vào WordPress để biết cách cài đặt cũng như sử dụng plugin để chèn các đoạn code vào những vị trí mong muốn trong WordPress nha.

1. Lấy mã đo lường

Sau khi bạn đã tạo luồng web ở phía trên. Một bảng “Thông tin chi tiết về luồng web” sẽ xuất hiện. Bạn nhấn “Xem hướng dẫn về thẻ”.

google analytics 4 - ma do luong
google analytics 4 – ma do luong

Chọn tab “Cài đặt thủ công”. Copy đoạn Javascript gtag.js lại để sử dụng cho bước tiếp theo nha. Click vào icon copy, để sao chép đoạn mã này lại.

google analytics 4 - gtag.js
google analytics 4 – gtag.js
2. Chèn đoạn code vào website WordPress

– Login vào trang admin của WordPress. Chọn Code Snippets >> Header & Footer.

google analytics 4 - code snippets
google analytics 4 – code snippets

– Dán đoạn code gtag.js ở bước trên vào phần Header.

– Click “Save Changes”, để lưu lại những thay đổi.

3. Báo cáo thu thập dữ liệu

– Sau khi đã chèn thành công đoạn mã gtag.js vào website. Bây giờ bạn đã bắt đầu sử dụng được Google Analytics để thu thập dữ liệu. Bạn click vào biểu tượng Google Analytics (trên cùng bên trái) để quay lại trang chủ. Bạn sẽ thấy một giao diện báo cáo như hình dưới.

google analytics 4 - thoi gian thuc
google analytics 4 – thoi gian thuc

Qua hướng dẫn này, hy vọng bạn đã có được những kiến thức cơ bản về cách cài đặt Google Analytics 4 và sẽ áp dụng nó vào hoạt động của mình. Tuy nhiên, để tận dụng toàn bộ tiềm năng của công cụ này, bạn hãy tiếp tục khám phá và nghiên cứu các tính năng tiên tiến của Google Analytics 4 nha.

2 Replies to “Google Analytics 4 (GA4) là gì? Cách tạo tài khoản và cài đặt chi tiết GA4 lên Website”

Leave a Reply